Cách đọc mã Khung đọc mã

Hình 2: Sáu cách đọc khác nhau từ cùng một đoạn ADN cho ra kết quả khác nhau.
  • ADN mã hóa 20 loại axit amin chủ yếu và thường gặp nhất bằng 61 bộ ba mã hoá và ba bộ ba kết thúc dịch mã. Về mặt lí thuyết, bất kỳ chuỗi ADN nào cũng có thể được đọc theo 6 cách khác nhau: 3 khung đọc theo một hướng (như ở ví dụ trên) và 3 khung đọc theo hướng ngược lại, từ đó tạo ra 6 chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin khác hẳn nhau (xem hình 2).
  • Tuy nhiên, ở hầu hết các loài sinh vật đã được nghiên cứu, thì khi phiên mã (tổng hợp phân tử ARN), enzim ARN pôlimêraza đọc mạch gen khuôn mẫu theo hướng 3 '→ 5', nên ARN được hình thành theo hướng 5 '→ 3'.[6][7][8] Do đó, khi mARN (ARN thông tin) làm khuôn dịch mã, thì chỉ được đọc theo một chiều (theo hướng 5 '→ 3'), nên chỉ chứa tối đa ba khung đọc có thể có. Trong 3 kiểu đọc này chỉ có một khung đọc được dịch để tạo nên sản phẩm là chuỗi pôlipeptit. Bởi vậy có tác giả còn gọi khung đọc là một tập hợp nhiều bộ ba mã hoá, liên tiếp nhau, cung cấp mã cho một chuỗi axit amin.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khung đọc mã //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10331277 //dx.doi.org/10.1093%2Foxfordjournals.molbev.a0261... http://www.iiisci.org/Journal/CV$/sci/pdfs/P842315... http://mbe.oxfordjournals.org/content/16/4/512.sho... https://www.encyclopedia.com/science-and-technolog... https://www.merriam-webster.com/dictionary/reading... https://academic.oup.com/mbe/article/16/4/512/2925... https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-... https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/...